Nước dừa uống mát cho cơ thể nhưng có gây béo mập không? Nước dừa bao nhiêu calo và bạn nên uống khi nào là tốt? Cùng Viện tìm hiểu ngay. Click xem chi tiết!
Nước dừa có vị ngọt thanh, uống trực tiếp để giải khát hoặc dùng để làm các món kho và món nước thì cũng đều ngon. Vậy nước dừa bao nhiêu calo, chúng ta uống nước dừa có gây béo không và nên uống nước dừa khi nào là tốt nhất cho sức khỏe? Chần chờ gì mà không vào ngay chuyên mục Mẹo vào bếp để tìm hiểu nhé!
Trong mỗi cốc (240ml) nước dừa chứa khoảng 44 calo cùng với nhiều chất dinh dưỡng khác như:
Ngoài ra, trong mỗi cốc nước dừa còn chứa khoảng 9.6gr đường. Thậm chí, với những sản phẩm nước dừa đóng hộp, người ta còn bổ sung thêm chất làm ngọt nhân tạo nên bạn cần kiểm tra thành phần dinh dưỡng trước khi chọn mua dòng sản phẩm này.
Nhờ chứa nhiều dưỡng chất có lợi, thói quen uống nước dừa mang lại hiệu quả giảm cân đáng kể và không gây béo, bằng chứng như sau:
Có thể thấy, mỗi cốc nước dừa (240ml) chứa khoảng 44 calo cùng với nhiều khoáng chất thiết yếu khác, nên nó trở thành một loại thức uống thân thiện hơn so với các đồ uống đóng hộp khác.
Hơn nữa, việc uống nước dừa sẽ giúp duy trì được hàm lượng nước tối ưu trong cơ thể, giúp bạn tránh hấp thụ thêm calo từ thực phẩm khác, nhờ đó kiểm soát được chỉ số cân nặng.
Nếu cơ thể có tỷ lệ trao đổi chất dinh dưỡng thấp, thì bạn có nguy cơ bị béo phì dù cho bạn có tiêu thụ ít thức ăn.
Tuy nhiên, việc sử dụng nước dừa, sẽ giúp cơ thể cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, nhờ đó làm tăng tỷ lệ trao đổi chất và giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Nồng độ cholesterol LDL (xấu) trong máu cao là một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch và có thể gây tử vong. Thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy: nước dừa có khả năng làm giảm cholesterol nhờ chuyển xóa cholesterol LDL (xấu) thành axit mật và được bài tiết ra bên ngoài.
Vì thế, hãy bổ sung nước dừa trong chế độ ăn uống để giúp cơ thể bạn loại bỏ được cholesterol xấu, có lợi cho sức khỏe giảm cân.
Nước dừa chứa chất chống oxy hóa nên có khả năng làm giảm các loại oxy phản ứng (gọi là ROS), nhờ đó cải thiện được độ nhạy của insulin. Nếu cơ thể nhạy với insulin, đồng nghĩa với việc bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị tăng cân và mắc bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, các loại oxy phản ứng (ROS) còn liên quan đến các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác như lão hóa và rối loạn. Điều này có nghĩa, việc uống nước dừa cũng gián tiếp giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
Nước dừa chứa ít calo và có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu cùng với khả năng làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, nhờ đó giảm được chất béo tích tụ trong cơ thể để chuyển thành năng lượng.
Vì thế, việc uống nước dừa cũng mang lại hiệu quả xây dựng cơ bắp cho cơ thể.
Tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm.
Thực tế cho thấy: việc uống nước dừa có khả năng giúp cho cơ thể cải thiện được sức khỏe của bộ phận tuyến giáp giúp, nhờ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như có lợi cho việc giảm cân nói riêng.
Nhờ chứa nhiều khoáng chất và hàm lượng vitamin C, nước dừa giúp cho cơ thể duy trì được hàm lượng nước tối ưu.
Thậm chí, nếu dùng nước cốt dừa thì có thể gây no cho bạn ít nhất 1 tiếng, giúp bạn duy trì được số cân nặng hiệu quả.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có khẳng định về thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là khi nào. Vì thế, bạn có thể uống nước dừa bất kì lúc nào trong ngày.
Tuy nhiên, để giúp nước dừa phát huy công dụng tối ưu nhất, thì bạn vẫn nên uống vào buổi sáng, nhất là khi đói bụng. Vì hàm lượng axit lauric trong nước dừa sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nhờ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể uống nước dừa sau khi làm việc, trong hoặc sau bữa trưa, hay sau một ngày dài làm việc căng thẳng.
Nước dừa vẫn gây ra một số tác dụng phụ nên bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
Trường hợp dị ứng nước dừa cũng như các sản phẩm khác từ quả dừa rất hiếm xảy ra, nhưng vẫn có một số người bị dị ứng với dừa.
Nếu có thể bạn nhạy cảm hoặc bị dị ứng, thì nên cân nhắc việc uống nước dừa, hoặc bạn có thể uống thử một ít nước dừa và theo dõi sự phản ứng cơ thể, và nếu có dấu hiệu bất thường thì hãy dừng ngay nhé!
Trong nước dừa có chứa kali, nếu tiêu thụ lượng lớn nước dừa thì cơ thể bạn sẽ nạp vào số lượng lớn kali, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là những ai có vấn đề về thận và tim, như bệnh thận mãn tính hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh.
Không những thế, nước dừa cũng chứa nhiều FODMAP - đây là nhóm carbohydrate có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa, nhất là ở những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS).
Việc uống nước dừa nhiều sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến việc giảm cân. Hơn nữa, nước dừa cũng chứa chất béo bão hòa, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân, đột quỵ hoặc bệnh tim.
Xem thêm
Như vậy, Viện đã cung cấp cho bạn những thông tin về nước dừa bao nhiêu calo, uống nước dừa có béo không và nên uống nước dừa khi nào để sức khỏe không bị ảnh hưởng rồi nhé! Chúc bạn có thêm nhiều sức khỏe.
*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ Verywellfit và Stylecraze.